CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THÀNH VẠN PHÁT
0 GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào!

Danh mục sản phẩm

Tìm hiểu về nghề sơn nước

Mặc dù là một nghề phổ thông và không có trường lớp nào đào tạo, tuy nhiên kỹ thuật sơn nước ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cũng như độ thẩm mỹ của ngôi nhà. Một người thợ lành nghề nhiều năm kinh nghiệm sẽ biết được với mỗi công trình, mỗi loại sơn, mỗi vị trí tường… sẽ cần điều chỉnh kỹ thuật, thời gian, độ dày màn sơn… khác nhau để cho màn sơn đảm bảo được độ bền và đẹp nhất.

Hey chào các bạn, nay cũng đã là những ngày cuối cùng của năm rồi,, trong năm qua Paintmart đã cùng với các bạn giới thiệu về cách sử dụng, tính năng hay cách chọn sơn nhà phù hợp… Hôm nay, chúng ta sẽ không nói về những vấn đề này nữa mà cũng tìm hiểu về công việc của những người thợ sơn nước, những người đã chấp nhận lấm lem để mang lại nét đẹp cho những công trình.

1. Người đứng sau những nét đẹp

Thường thì người ta sẽ nói nhiều đến lối kiến trúc của ngôi nhà, con mắt thẩm mỹ của chủ nhà thông qua một ngôi nhà đã hoàn thiện mà không quan tâm đến quá trình thi công nó. Người ta có thể tham khảo ngôi nhà đã sử dụng sơn gì, chi phí cho phần bột trét và sơn nước bao nhiêu chứ ít khi nào hỏi người thợ sơn đã thi công nó như thế nào.

Mặc dù là một nghề phổ thông và không có trường lớp nào đào tạo, tuy nhiên kỹ thuật sơn nước ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cũng như độ thẩm mỹ của ngôi nhà. Một người thợ lành nghề nhiều năm kinh nghiệm sẽ biết được với mỗi công trình, mỗi loại sơn, mỗi vị trí tường… sẽ cần điều chỉnh kỹ thuật, thời gian, độ dày màn sơn… khác nhau để cho màn sơn đảm bảo được độ bền và đẹp nhất.

2. Mức độ rủi ro cao

Mang đến cho công trình nét đẹp hoàn thiện về thẩm mỹ, tuy nhiên môi trường làm việc của người thợ sơn lại rất khó khăn. Các công việc như loại bỏ các khiếm khuyết bề mặt tường, trét tường, xả nhám… gây ra một lượng lớn bụi bẩn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của họ. Ngoài ra, do phải thi công trực tiếp trên tường nên người thợ sơn thường phải làm việc với dàn giáo hoặc đu dây với các độ cao khác nhau, việc này đòi hỏi hết sức cẩn thận và đảm bảo kỹ thuật để tránh các rủi ro không đáng có.

3. Những công việc thường ngày của thợ sơn

  • Đối với công trình sơn lại đầu tiên phải tiến hành che phủ cho bề mặt sàn và các vật dụng đang sử dụng bên trong hoặc xung quanh nhà.

  • Xác định độ cao để đặt dàn giáo hoặc sử dụng dây đu.

  • Chuẩn bị bề mặt sơn bằng cách loại bỏ các khiếm khuyết của tường, trét bột trét đối với các công trình có sử dụng bột trét.

  • Sử dụng con lăn hoặc máy phun sơn để thi công.

  • Xử lý các bề mặt tường bị lỗi trong quá trình sơn phủ, quét các lớp chống nấm mốc, chống mối mọt… đối với một số công trình có yêu cầu.

  • Làm vệ sinh sau khi thi công xong.

  • Ngoài ra, với những người thợ sơn có kinh nghiệm làm việc lâu năm, họ cũng có thể giúp chủ nhà tham khảo, tính toán khối lượng sơn cũng như bột trét cho công trình.

4. Những kỹ năng cần có của thợ sơn

Công việc của người thợ sơn là khâu cuối cùng trong việc hoàn thiện bề mặt tường của ngôi nhà, họ làm việc cả bên trong và bên ngoài nhà, tường đến đâu thì leo trèo đến đó. Do đó, yêu cầu đầu tiên của người thợ sơn là phải có sức khỏe và khả năng leo trèo tốt.

Là khâu đảm bảo thẩm mỹ cho công trình nên người thợ sơn phải có sự khéo léo, tỉ mỹ để đảm bảo thi công vừa đẹp vừa tiết kiệm khối lượng sơn sử dụng. Ngoài ra, sự cải thiện về kỹ thuật, thao tác nhanh, chính xác giúp đảm bảo cho công trình hoàn thành đúng tiến độ cũng là mục tiêu phấn đấu của những người thợ sơn có tâm, nhiều kinh nghiệm.

Để mang lại lớp áo hoàn thiện đầy màu sắc cho công trình thì vai trò của người thợ sơn là hoàn toàn không thể bỏ qua.

Bình luận
Viết bình luận