CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THÀNH VẠN PHÁT
0 GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào!

Danh mục sản phẩm

Sử dụng sơn dầu thì có cần sử dụng lót không ?

Sơn dầu cũng là một trong những loại sơn nằm trong đa số lựa chọn của khách hàng. Nhưng có lẽ một số khách hàng vẫn chưa biết sơn dầu là gì ? Cách sử dụng sơn dầu như thế nào và khi sử dụng sơn dầu thì có cần sử dụng lót không ?


Một ngôi nhà đẹp và sang trọng không thể thiếu sự góp mặt của màu sơn trong nhà được. Chính vì vậy, khi bắt đầu tiến hành thi công sơn sửa lại nhà cửa, tất cả khách hàng đều muốn lựa chọn cho ngôi nhà mình một loại sơn phù hợp nhất. Sơn dầu cũng là một trong những loại sơn nằm trong đa số lựa chọn của khách hàng. Nhưng có lẽ một số khách hàng vẫn chưa biết sơn dầu là gì ? Cách sử dụng sơn dầu như thế nào và khi sử dụng sơn dầu thì có cần sử dụng lót không ? Hôm nay CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THÀNH VẠN PHÁT HỆ THỐNG SIÊU THỊ SƠN CHÍNH HÃNG PAINTMART ® sẽ giải đáp giúp bạn nhé.

1.Sơn dầu là gì?

Sơn dầu là loại sơn không chứa nước do đó có thể sơn trực tiếp lên bề mặt kim loại mà không sợ bị gỉ. Chúng bám dính tốt trên bề mặt kim loại, thép và gỗ để bảo vệ bề mặt vật liệu ở môi trường trong nhà và ngoài trời, chống lại mọi loại ăn mòn trên bề mặt công trình. Sơn dầu thường được dùng để sơn phủ lên các bề mặt gỗ và kim loại để trang trí và bảo vệ. Sơn dầu được ví như là lớp áo khoác bảo vệ bên ngoài cùng cho gỗ, kim loại như cửa sắt, cửa gỗ, bàn ghế sắt, bàn ghế gỗ, tủ gỗ, tủ sắt, hàng rào sân vườn, gỗ hoặc sắt, nội thất, gia dụng …

”sơn

Sơn dầu là loại sơn không chứa nước không gây gỉ khi sử dụng

  • Sơn dầu được chia thành hai loại:

- Sơn dầu 1 thành phần (còn gọi là sơn dầu alkyd): ứng dụng cho cửa sổ, cửa sắt, cầu thang, lan can, inox,… Trang trí ngoại thất bằng kim loại hoặc gỗ trong công trình dân dụng. Đối với sơn dầu 1 thành phần, việc thi công là rất nhanh chóng và đơn giản bằng cọ hoặc súng phun sơn.

- Sơn dầu 2 thành phần (hay còn gọi là sơn dầu gốc epoxy): bao gồm 2 thành phần A và B được trộn lẫn cùng với nhau theo tỷ lệ của nhà sản xuất. Thi công loại sơn này cần nhiều kỹ thuật và thời gian hơn sơn dầu 1 thành phần, tuy nhiên chúng đảm bảo độ bền cao hơn. Được sử dụng rộng rãi cho các kết cấu thép tiền chế, kết cấu thép, kết cấu thép. Công tác cầu trục, hàng rào sắt, kẽm trong công trình xây dựng.

  • Đặc điểm:

- Sơn dầu có độ bám dính và độ phủ cao, có khả năng chống thấm nước, kháng vi khuẩn, nấm mốc cho các vật dụng bằng gỗ, kim loại như đồ nội thất bằng gỗ, bằng sắt, cửa cổng gỗ, sắt... 

- Sơn dầu có độ bóng cao, dễ lau chùi, loại bỏ các vết bụi bẩn bám trên bề mặt tường và sơn dầu thường rất bền màu và ít khi bị phai màu.

- Ngoài ra, sơn dầu có màu sắc phong phú, đẹp và bền màu theo thời gian cho nên các vật dụng khi được sơn dầu sẽ trở nên đẹp hơn, bắt mắt hơn và được bảo vệ trước các tác động của môi trường bên ngoài.

2. Khi sử dụng sơn dầu thì có cần sử dụng lót không và cách sử dụng sơn dầu ?

2.1 Sử dụng sơn dầu có cần sử dụng sơn lót không 

Như đã nói ở trên, vì sơn dầu là loại sơn không chứa nước nên có thể sơn trực tiếp sơn dầu lên bề mặt cần sơn mà không cần phải sơn lót chống gỉ nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian thi công. Lưu ý, trước khi sơn bạn cần phải vệ sinh bề mặt cần sơn thật kỹ để đảm bảo độ bám sơn tốt nhất.

Có thể sử dụng sơn dầu trực tiếp mà không cần sơn lót

Tuy nhiên vì sơn dầu lâu ngày thường xảy ra tình trạng bong tróc do đặc tính vốn có nên nếu bạn sử dụng sơn dầu cho các vật dụng bằng kim loại, thì có thể sơn lót 1 lớp sơn chống rỉ sau đó sử dụng sơn dầu để sơn phủ lên bề mặt. Lớp sơn lót này sẽ bảo đảm được rằng, đồ vật của bạn sẽ không bị gỉ nếu lớp sơn dầu có tróc ra và đồng thời cũng tạo một nền bề mặt tốt cho sơn dầu bám chặt hơn.

2.2 Cách sử dụng sơn dầu

- Vì đặc tính của sơn dầu thường rất khó thi công nên trên các công trình lớn, người ta thường pha thêm các loại dung môi vào sơn. Các dung môi mà bạn có thể pha vào sơn như các loại xăng thơm A92, A95 hoặc các loại dung môi của nhà sản xuất sơn. 

Nên pha sơn với dung môi trước khi thực hiện thi công

Các dung môi này khi pha vào sơn vừa góp phần giúp dễ thi công vừa giúp sơn nhanh khô hơn nhờ đặc tính bay hơi của dung môi. Lưu ý, tuyệt đối không dùng xăng Ron của xe máy và ô tô pha với sơn dầu vì có thể sẽ làm hỏng sơn.

- Khi thi công sơn dầu, bạn cần sơn sơn dầu thành nhiều lớp mỏng với nhau. Trong quá trình thi công, cần thực hiện thi công ở nơi thoáng khí, tránh sử dụng sơn ở ngoài trời mưa hoặc không có mái che.

Nên sơn sơn dầu thành nhiều lớp mỏng với nhau

- Sơn dầu sau khi thi công nếu còn dư, bạn cần đậy nắp thật kín và bảo quản ở nơi thoáng mát

Trên đây là bài viết giải đáp các thắc mắc của khách hàng về sơn dầu. Hi vọng rằng sau bài viết này bạn có thể tìm kiếm được thông tin hữu ích cho bạn. Và nếu bạn đang có nhu cầu muốn mua sơn mà chưa tìm được địa chỉ uy tín hãy liên hệ ngay CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THÀNH VẠN PHÁT HỆ THỐNG SIÊU THỊ SƠN CHÍNH HÃNG PAINTMART ® để trải nghiệm dịch vụ tốt và sở hữu những sản phẩm sơn chính hãng chất lượng cao nhé.

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THÀNH VẠN PHÁT

HỆ THỐNG SIÊU THỊ SƠN CHÍNH HÃNG PAINTMART

Website: paintmart.vn   Tổng Đài: 1900 234 535

Hotline: 0902 359 377/ 0934 060 067 .  Điện thoại: 02866 810 415

Email: [email protected]

Bình luận
Viết bình luận
Thẻ tags: sơn lót